1/ Mẹo chữa đau vai gáy - nguyên nhân

- Đau vai gáy là gì?

Đau vai gáy là triệu chứng thường gặp của nhân viên văn phòng hoặc những đối tượng thường xuyên làm việc với tư thế cố định, ít vận động như nhân viên lập trình máy tính, kế toán, kiến trúc sư… Theo thói quen thông thường, người bệnh sẽ sử dụng thuốc giảm đau nhằm cắt đứt cơn đau nhanh chóng.
 


Nhưng không như mọi người vẫn tưởng, việc chấm dứt cơn đau không đơn giản như thế. Nhiều tình trạng tìm đến bác sĩ sau khi uống thuốc hàng tháng trời gây phù nề, viêm loét dạ dày và thậm chí lờn thuốc. Vì vậy, để việc điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị đúng.

 >> https://thoaihoacotsong.vn/dau-vai-gay/benh-an-yhct-dau-vai-gay/

- Nguyên nhân đau vai gáy

Nguyên nhân đau vai gáy có thể do ngồi trước quạt, máy lạnh (máy điều hoà) lâu, dầm mưa dãi nắng lâu, ra ngoài trời không đội mũ, nón để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy, tắm rửa ban đêm,… làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ.
 

Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ.
  

Gối cao đầu khi ngủ hoặc kê đầu trên vật cứng một thời gian dài cũng là một nguyên nhân dẫn đến chứng đau vai gáy. Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi oxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy.
 

Thông thường, từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất.

 

2/ Mẹo chữa đau vai gáy không cần dùng thuốc

Chữa bệnh không dùng thuốc:

2.1. Nằm nghiêng, gối quá cao dễ sinh bệnh

Hội chứng đau cổ, vai, gáy xảy ra mọi lứa tuổi, do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ học như tư thế ngồi, lao động, gối đầu cao khi ngủ, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi... Các yếu tố như ngồi trước quạt, máy lạnh, dầm mưa dãi nắng lâu, gội đầu, tắm rửa ban đêm đã làm sụt giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu ở các cơ, dẫn đến chứng đau nhức vai cổ, mình mẩy.
 

Nhiều người đến bệnh viện khám cho biết, buổi sáng ngủ dậy đã thấy cứng cổ, đau vai, lưng, nhưng cố vận động xoay cổ, vặn tay, lưng... mong khỏi, song càng làm càng đau và cứng cổ nhiều hơn. Nguyên nhân là cả đêm họ đã gối đầu quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu, cơ bị chèn ép.
 
 

Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm sẽ dễ bị đau nhức một khi ngủ dậy.
 

Từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất. Có khi kèm theo mỏi cổ, nhức đầu, hoa mắt, buồn ngủ, quay cổ nghe lắc rắc... rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.
 

Độ tuổi đau cổ, vai, gáy đang có xu hướng trẻ hoá với những người hay làm việc ở một tư thế trong thời gian dài như vừa nghe điện thoại, vừa ghi chép, làm việc liên tục với máy tính, sơn trần, lái xe ôtô ở tư thế ghế ngửa ra phía sau, tay duỗi thẳng phía trước... khiến hoặc cơ bắp dễ tổn thương làm cho đĩa đệm cột sống cổ sớm suy thoái, sưng tấy, trực tiếp chèn ép lên các dây thần kinh tương quan vai, gáy gây đau đớn, khó chịu. Các loại thuốc, kem, dầu nóng... chỉ giảm đau nhất thời.
 

2.2. Chỉ nên gối đầu cao 10cm

Với Tây y, hội chứng đau nhức cổ, vai, gáy nếu bác sĩ chuyên khoa thấy không có nguyên nhân chèn ép gây tổn thương thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, cao dán. Nhiều bệnh nhân đau nhức cổ, vai, gáy thường chuyển sang chữa trị ở bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền. Các phương pháp xoa bóp - ấn - gő vùng cổ, vai, gáy, hoặc châm cứu, giác hơi, tập luyện và vật lý trị liệu trị chứng này đều đạt hiệu quả cao.
 

Nếu bị nhẹ, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng hai bàn tay xoa bóp, gő, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần. Nếu thấy không đỡ thì phải đến bác sĩ chuyên khoa để được day ấn, bấm huyệt mới khỏi.