Đau thần kinh tọa là một trong những căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải, nó gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt của người bệnh. Cùng tìm hiểu về những biểu hiện đau thần kinh tọa để có thể kịp thời phát hiện và có hướng xử lý kịp thời
Biểu hiện đau thần kinh tọa
Bệnh đau thần kinh tọa không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà hiện nay căn bệnh này đã khiến cho nhiều người trẻ tuổi cũng mắc phải. Phần lớn người trẻ tuổi bị mắc căn bệnh này là do làm việc năng hàng ngày trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng thoái hóa đĩa đệm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa, phổ biến nhất là những nguyên nhân sau: Do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống nguyên phát hoặc thứ phát do hậu quả của hư đĩa đệm gây ra, gây chèn ép rễ thần kinh liên quan nhé, hẹp lỗ gian đốt sống viêm ngoài màng cứng.
Xem thêm: Tìm nguyên nhân, triệu chứng để chữa đau thần kinh tọa
Triệu chứng
- Biểu hiện đau thần kinh tọa đầu tiên kể đến là bị đau giữa cột sống hoặc đau lệch một bên, cơn đau tăng lên kho cơ thể bị tác động ngoại lực vào.
- Cảm giác đau đớn không chỉ một chỗ mà có thể lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, lan xuống đùi và xuống tận gót chân.
- Có cảm giác nhói lưng khi hắt xì hơi hoặc cười lớn.
- Cột sống có dấu hiệu bị tê cứng, bị đau khi nghiêng người về một bên, thậm chứ là di chuyển một chút cũng gây ra cảm giác đau đớn.
- Nếu tình trạng kéo dài có thể khiến bạn bị teo cơ ở bên chân đau.
- Không thực hiện được các động tác cúi người xuống vì bị cản trở cơn đau dữ dội.
- Trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy chân tê bì và mất cảm giác.
- Tùy vào mức độ tổn thương do bệnh gây ra mà người bệnh có thể không nhấc được gót hay mũi chân, dần dần sẽ khiến cho các cơ ở đùi, căng chân bên vùng bệnh vị tẹo.
Phòng ngừa tình trạng đau thần kinh tọa
Kiểm soát tốt trọng lượng để phòng ngừa đau thần kinh tọa
- Để ngăn ngừa, cải thiện những biểu hiện đau thần kinh tọa, bạn nên kiểm soát tốt trong lượng cơ thể của mình, tránh bị thừa cân, béo phì để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh.
- Đặc biệt đối với những người ở tuổi trung niên hoặc những người cao tuổi thì càng cần phải kiểm soát cân nặng. Khi có tuổi thì hệ thống xương giòn hơn và dễ bị thoái hóa hơn.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý
- Bạn hãy xây dựng một chế đô ăn uống hợp lý và khoa học cho bạn thân để có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng mà cơ thể đang thiếu. Chế độ ăn tốt đồng nghĩ với việc sẽ giúp cho cơ thể bạn có thể phát triển một cách tốt nhất và tránh được các tác nhân từ bên ngoài.
- Trong khẩu phần ăn của mỗi người cần bổ sung thêm nhiều rau xanh và hòa quả có chứa vitamin và các chất xơ, đặc biệt cần tăng cường lượng canxi trong cơ thể. Giảm bớt chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn.
Tập thể dục thể thao một cách hợp lý
- Tập thể dục thường xuyên và đúng cách có thể giúp hệ xương của bạn được vững chắc và dẻo dai. Nên tập các môn thể thao nhẹ như bơi lội, yoga, đi bộ có thể phòng ngừa và giảm thiểu những biểu hiện đau thần kinh tọa rất tốt
- Bạn chỉ cần dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để chơi các môn thể theo mà mình thích vừa giúp tăng sự dẻo dai của xương và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tránh chơi các môn thể thao quá sức của mình sẽ gây áp lực nên xương và các dây thần kinh.
Tạo tâm lý tốt cho bản thân
- Bạn không nên để tâm trạng của mình có thể rơi vào tình trạng căng thẳng thường xuyên, vì như thế sẽ càng làm nặng thêm những triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa. Nên học các cách thư giãn cho tình thần được thoải mái. Tránh để tâm trạng của mình bị stress căng thẳng bởi nó sẽ làm cho các dây thần kinh bị tổn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
- Để phòng tránh đau thần kinh tọa hiệu quả thì bạn cần phải có một tinh thần lạc quan và hạn chế những suy nghĩ quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Tranh mang vác các vật nặng
- Việc bạn thường xuyên mang vác các vật nặng trên vai có thể khiến bạn bị đau lưng, dễ gặp phải những biểu hiện đau thần kinh tọa
- Cần phải hạn chế khuân vác các đồ nặng ở trên lưng. Thay vào đó bạn có thể kéo các vật này ở trên sàng hoặc có thể nhờ người bê cùng mình để giảm áp lực nên cột sống.
Hạn chế dồn trọng tâm của cơ thể vào một chỗ
- Việc bạn thường xuyên dồn trọng tâm của cơ thể vào một bộ phận trên có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa.
- Nếu môi trường công việc văn phòng hàng ngày bạn phải ngồi một chỗ quá lâu lúc này trọng lượng cơ thể sẽ dồn xuống mông gây áp lực lên dây thần kinh làm tổn thương.
- Đối với những người phải làm việc tay chân nhiều cũng cần phải chứ ý tránh mang vác các đồ vật nặng trên lưng. Hãy chia khối lượng mang vác ra thành nhiều phần nhỏ trước khi mang vác để tạo sự cân bằng cho cột sống.
Biểu hiện đau thần kinh tọa đã được nêu ở bài viết trên. Qua đó bạn có thể nắm rő được triệu chứng của bệnh. Khi chớm có những biểu hiện của bệnh đau dây thần kinh tọa, hãy thăm khám cơ sở y tế gần nhất để có được hướng điều trị kịp thời. Chúc các bạn mau khỏe
Utolsó kommentek